"Học đi đôi với Hành"
University of Technology and Education
Faculty of Chemical Technology - Environment
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - MÔI TRƯỜNG

Khoa Công Nghệ Hóa Học-Môi Trường Với Hội Thảo “Ứng Dụng Công Nghệ Mới Trong Công Trình Xanh 2018” Lần 4 Của Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật


Từ ngày 9/11/2018 đến ngày 10/11/2018, Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) vừa chủ trì thành công Hội thảo Quốc gia “Ứng dụng công nghệ mới trong công trình xanh lần thứ 4-2018” (The 4th Sientific Conference on Applying new Technology in Green Buildings-2018, viết tắt là AtiGB-2018). Hội thảo là sự kiện khoa học lớn được tổ chức thường niên nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển nhà trường với sứ mệnh của một cơ sở giáo dục ĐH theo định hướng ứng dụng, hướng đến chuẩn quốc tế và là điểm đến hợp tác đào tạo, khoa học công nghệ (KHCN) của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Hội Thảo phiên toàn thể

Khoa Công nghệ hóa học Môi Trường với thế mạnh về nghiên cứu xử lý môi trường với ứng dụng công nghệ tiên tiến, những ứng dụng công nghệ thực phẩm sạch và chiết xuất các hợp chất thiên nhiên đã có các bài báo cáo chất lượng tại phiên toàn thể và tại hai tiểu ban cùng với những nhà khoa học GS. Takeshi Fujiwara - ĐH Okayama, Nhật Bản; GS. Chao Lin Liu, GS. Chen-Yaw Chiu - ĐH Công nghệ Ming Chi, Đài Loan cùng lãnh đạo các sở ban ngành và các nhà khoa học trong nước.

Ban tổ chức tặng hoa cho các nhà khoa học, diễn giả báo cáo tại phiên toàn thể

 

Trong phiên toàn thể có 02 diễn giả báo cáo gồm: “Scale-up Aerobic Bioreactors” của GS. Chen-Yaw Chiu đến từ ĐH Công nghệ Ming Chi, Đài Loan; và “Xử lý nước rỉ rác ở Việt Nam: Hiện trạng và viễn cảnh trong tương lai gần” (Leachate treatment in Vietnam: current situation and perspective) của TS. Trần Minh Thảo, Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật-ĐHĐN - đây là hướng nghiên cứu trọng điểm của ngành môi trường thuộc khoa Công nghệ Hóa học Môi Trường trong thời điểm hiện tại và trong thời gian tới.

Sau phiên toàn thể là chương trình hội thảo được diễn ra tại tiểu ban chuyên đề “Giải pháp xử lý rác thải hướng đến sự bền vững” - Toward Sustainable Solutions for Solid Waste Treatment” của Khoa Công nghệ Hóa học Môi trường kết hợp với Công ty TAKUMA Nhật Bản và đại học OKAYAMA với những báo cáo về: “Công nghệ xử lý rác thải thu hồi năng lượng” của Công ty Takuma; “Đại học Okayama và các nghiên cứu về rác thải ở Việt Nam” của giảng viên Phạm Phú Song Toàn hiện là nghiên cứu sinh tại Đại học Okayama, Nhật Bản. Rất nhiều những trao đổi của các nhà khoa học đã được bàn luận sôi nổi.

ThS. Phạm Phú Song Toàn báo cáo Đại học Okayama và các nghiên cứu về rác thải ở Việt Nam”

Đại diện Công ty Takuma báo cáo “Công nghệ xử lý rác thải thu hồi năng lượng”

 

 

 

 

 

Buổi chiều cùng ngày, các giảng viên và đông đảo các bạn sinh viên thuộc khoa Công nghệ Hóa học – Môi trường tiếp tục lắng nghe và thảo luận về các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến Hóa học – Môi trường – Vật liệu mới tại tiểu ban Công nghệ Hóa học – Môi trường. Có 5 công trình được báo cáo, bao gồm: “Ảnh hưởng thời gian và mức năng lượng siêu âm đến hiệu quả chiết isoflavone từ hạt đậu nành” của nhóm tác giả ThS. Trần Thị Ngọc Thư; “Xử lý nước thải sinh hoạt bằng thiết bị lọc nhỏ giọt cải tiến với giá thể sinh học kiểu mới” của nhóm tác giả TS. Trần Minh Thảo; “Nghiên cứu tạo màng pectin – carboxymethyl cellulose có cố định tinh dầu sả” của nhóm tác giả NCS. Ngô Thị Minh Phương; “Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện thủy phân đến quá trình thu nhận R-Phycoerythrin từ Gracilaria gracilis” của TS. Nguyễn Hữu Phước Trang và “Nghiên cứu thay thế một số chất trong sơn móng tay không màu” của ThS. Nguyễn Hồng Sơn. Các đề tài đều mang đến sự hứng thú cho người nghe cả về yếu tố học thuật lẫn tính ứng dụng thực tế. Báo cáo của tiến sĩ Trần Minh Thảo đã đạt được giải Nhất tại tiểu ban này.

Nhóm các tác giả báo cáo đạt giải Nhất tại các tiểu ban của Hội thảo Quốc gia AtiGB-2018

Các báo cáo viên, giảng viên và sinh viên chụp hình kỷ niệm sau buổi hội thảo

 

 


 

 

Thông tin tương tự
Trang 1 / 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sau Cuối
Liên kết