"Học đi đôi với Hành"
University of Technology and Education
Faculty of Chemical Technology - Environment
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - MÔI TRƯỜNG

Tọa đàm “Rà soát, cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo”. Chúng ta có dám đổi mới?


Chiều ngày 29/11/2019 (Thứ 6) tại Phòng họp 1 đã diễn ra buổi tọa đàm “Rà soát, cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo” của Khoa Công nghệ Hóa học- Môi trường. Tham gia buổi tọa đàm có sự có mặt của BCN Khoa, BGH nhà trường, đại diện các Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, đại diện các doanh nghiệp, cũng như các cán bộ giảng viên và sinh viên, cựu sinh viên của Khoa Công nghệ Hóa học- Môi trường. Có thể nói trong bối cảnh hiện nay, đổi mới chương trình đào tạo là con đường sống còn để hội nhập với tiêu chuẩn quốc tế.

Mở đầu buổi tọa đàm, TS. Ngô Thị Minh Phương - Phó trưởng Khoa Công nghệ Hóa học- Môi trường giới thiệu nội dung chương trình, khách mời đại biểu, cũng như điều hành buổi tọa đàm. PGS.TS. Phan Cao Thọ- Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc, nêu rõ những thách thức cũng như cơ hội của Khoa. Khoa Công nghệ Hóa học- Môi trường là Khoa tuy non trẻ của nhà trường, đội ngũ giảng viên trong Khoa rất trẻ, nhưng có trình độ, chất lượng, được đào tạo bài bản, có tiềm năng lớn để phát triển. Tại buổi tọa đàm, chúng ta đã nhận rõ sự thách thức của việc đổi mới chương trình đào tạo. Đây không chỉ là thách thức của Khoa CNHH-MT, mà còn là của chương trình đào tạo Đại học chung của Việt Nam. GS.TS. Đào Hùng Cường, một nhà giáo tâm huyết với cải cách giáo dục đã đưa ra những gợi ý sâu sắc về đổi mới chương trình đào tạo. So sánh với chương trình đào tạo của các nước phát triển trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Mỹ.. chúng ta nhận thấy chương trình đào tạo Đại học của chúng ta tuy quá dài nhưng lại có quá bất cập, có quá nhiều những môn học ít liên quan tới chuyên nghành đào tạo. Thật vậy, TS. Huỳnh Thị Diễm Uyên - Phó trưởng Khoa phụ trách trong báo cáo chung về tình hình đào tạo của Khoa đã công bố so sánh về chương trình đào tạo của Khoa CNHH-MT với các nghành tương tự của các trường Đại học khác của Việt Nam và trên thế giới, cho thấy sự lệch pha lớn về khung chương trình đào tạo của Việt Nam và thế giới. Một so sánh với một chương trình tương tự của chuyên nghành Sinh học Ứng dụng giữa ĐH SPKT và ĐH Pensinya của Mỹ cho thấy số học phần ngoài chuyên nghành của trường ĐHSPKT chiếm tới 50% tổng số môn học, trong khi của Mỹ chỉ chiếm dưới 10%. Giáo sư Đào Hùng Cường đề nghị chúng ta mạnh dạn bỏ những môn học không thực sự cần thiết cho sinh viên vì khung chương trình cũ đã dược xây dựng hàng chục năm và giờ không còn phù hợp, đồng thời xác định xương sườn đào tạo của Khoa do nguồn lực con người của chúng ta không nhiều, không nên dàn trải.

Một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay là tăng số lượng tuyển sinh đầu vào. Thực tế hiện nay, ngoài nghành Kỹ thuật Thực phẩm, ba nghành còn lại của Khoa (Công nghệ Vật Liệu, Kỹ thuật Môi trường, Sinh học Ứng dụng) đều gặp vấn đề về tuyển sinh. Báo cáo của PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, PGS.TS. Huỳnh Kỳ Phương Hạ - Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh cho thấy đây cũng là vấn đề chung của nhiều trường, của từng giai đoạn. Việc đổi tên mã nghành đào tạo, hoặc gộp chung đào tạo 1- 2 năm đầu trước khi tách nghành được PGS.TS. Võ Trung Hùng đề xuất, có thể xem là một phương án cần thiết để giữ mã nghành, duy trì tuyển sinh cho đầu vào. Tuy nhiên, điều này thách thức sự hợp tác đồng bộ giữa các bộ môn trong Khoa.

Việc đổi tên mã ngành đạo tạo, tăng cường công tác truyển thông có lẽ chúng ta sẽ tăng được tuyển sinh trong ngắn hạn. Tuy nhiên về bản chất cũng chỉ là “rượu cũ bình mới”, không có tác dụng trong dài hạn. Rõ ràng chúng ta cần phải có những điểm độc đáo, thay đổi triệt để chương trình đào tạo hiện nay. Có như vậy, chúng ta mới tạo được thương hiệu, uy tín của Khoa CNHH-MT.  Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng giảng viên, chú trọng đầu tư đào tạo đi đôi với hỗ trợ việc làm trước tốt nghiệp cho sinh viên mới là chiến lược lâu dài của chúng ta.  Liệu chúng ta có dám đổi mới?/ Đưa tin-Sỹ Toàn.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi tọa đàm

chị MP.jpg

TS. Ngô Thị Minh Phương- Phó trưởng Khoa CNHH-MT phát biểu tại buổi tọa đàm

c Uyên.jpg

TS. Huỳnh Thị Diễm Uyên- Phó trưởng Khoa phụ trách trình bày về chương trình đào tạo hiện hành của Khoa, và so sánh với các trường Đại học khác ở Việt Nam và thế giới

Thầy Thọ.jpg

PGS. TS. Phan Cao Thọ- Hiệu trưởng nhà trường phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi tọa đàm

A Hạ.jpg

PGS. TS. Huỳnh Phương Kỳ Hà chia sẻ kinh nghiệm của Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh

Thầy Dũng BKDN.jpg

PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng chia sẻ kinh nghiệm từ Khoa Hóa - Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Cựu SV.jpg

Phát biểu ý kiến của đại diện doanh nghiệp về tuyển dụng việc làm nghành thực phẩm

Toàn cảnh Tọa đàm.jpg

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Thông tin tương tự
Trang 1 / 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sau Cuối
Liên kết