Công nghệ Hoá học
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Bộ Môn Công nghệ Hóa học là Bộ môn có ngành đào tạo đầu tiên của Khoa Công nghệ Hóa học – Môi Trường, ngành Công nghệ Hóa học. Năm 2001, Bộ môn tuyển sinh khóa đầu tiên. Năm 2018, khi Trường Cao đẳng Công nghệ trở thành Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, ngành Công nghệ Hóa học đào tạo bậc cử nhân, đã trở thành ngành Công nghệ Vật liệu (Chuyên ngành Hóa học vật liệu mới), đào tạo bậc kỹ sư. Đến năm 2023, Bộ môn Công nghệ Hóa học tiếp tục mở ngành mới là ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, đào tạo bậc kỹ sư. Đây là Bộ môn đầu tiên của Khoa Công nghệ Hóa học – Môi trường có 02 ngành đào tạo, đều là các ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế quốc gia trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trải qua hơn 20 năm đào tạo, Bộ môn Công nghệ Hóa học với mục tiêu đào tạo các Kỹ sư Công nghệ liên quan đến Hóa học; có khả năng nghiên cứu khoa học; có khả năng thiết kế và quản lý các quá trình, thiết bị hay nhà máy để có thể sản xuất ra sản phẩm một cách kinh tế, an toàn, có giá trị đáp ứng nhu cầu của xã hội; bảo vệ và hoàn thiện môi trường.
NGUỒN LỰC BỘ MÔN:
Bộ môn Công nghệ Hóa học gồm 03 phòng thí nghiệm với những trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ và sinh viên:
– PTN Công nghệ Hóa học
– PTN Công nghệ Vật liệu
– PTN Quá trình và thiết bị
Môi trường phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ:
– Trong quá trình học tập sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Các đề tài nghiên cứu của sinh viên có thể được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của Nhà trường.
Cơ hội học tập:
– Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học và ngành Công nghệ Vật liệu trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển về hóa chất, hóa mỹ phẩm, giấy, điện hóa, và đặc biệt là các loại vật liệu, như polymer, composite, vật liệu nano…, trong đó ưu tiên các loại vật liệu tiên tiến…
– Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội tiếp tục học lên cao tại các trường trong và ngoài nước.
Cơ hội việc làm:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ năng lực chuyên môn đảm nhận công tác tại các công ty nhà máy, xí nghiệp hoặc tại các viện, trung tâm nghiên cứu,… thuộc các lĩnh vực sau:
– Sản xuất các loại hoá chất vô cơ, hữu cơ
– Điện hoá như các ngành công nghệ mạ điện trên kim loại, nhựa… Điện phân khai thác khoáng sản
– Polymer như các công nghệ sản xuất vật liệu tổng hợp: composite, nhựa, sợi vải, cao su, sơn, vecni….
– Các loại khác: hóa hương liệu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, phân bón…
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY:
Tiến sĩ Phan Chi Uyên
Chức vụ: Giảng viên chính/Trưởng bộ môn
Email: pcuyen@ute.udn.vn/chiuyenb1@yahoo.com
Hướng nghiên cứu chính: Xác định cấu trúc các loại thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, nâng cao sinh khả dụng của dược phẩm bằng các phương pháp thực nghiệm; Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và ứng dụng vào bảo quản thực phẩm của các loại phức hợp từ các loại tinh dầu thiên nhiên; Nghiên cứu chiết tách các hợp chất có hoạt tính sinh học trong các loại thảo dược và ứng dụng chữa bệnh.
Các học phần giảng dạy: Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý…
Tiến sĩ Võ Văn Quân
Chức vụ: Giảng viên chính/ Phó trưởng khoa
Email: vvquan@ute.udn.vn
Hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa của các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp tính toán lượng tử kết hợp với so sánh thực nghiệm; Nghiên cứu cơ chế và động học các phản ứng; Tính toán mô phỏng cấu trúc và tính chất của vật liệu; Tổng hợp và thử tính chất sinh học của dược phẩm; Tách, tinh chế và thử hoạt tính của các hợp chất thiên nhiên.
Các học phần giảng dạy: Vật liệu tiên tiến, Vật liệu mới trong kỹ thuật, Quy hoạch thực nghiệm, Hóa tính toán, Ứng dụng CNTT trong hóa học…
Thạc sỹ Mai Thị Phương Chi
Chức vụ: Giảng viên chính
Email: mtpchi@ute.udn.vn/maichi2112@gmail.com
Hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu sản xuất các loại vật liệu polymers, vật liệu composite
Các học phần giảng dạy: Kỹ thuật sản xuất chất dẻo, Kỹ thuật gia công cao su, Công nghệ sản xuất Sơn – Vecni…
Thạc sỹ Nguyễn Hồng Sơn
Chức vụ: Giảng viên/Tổ trưởng tổ thanh tra – pháp chế
Email: nhson@ute.udn.vn/hongson.iu@gmail.com
Hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu sản xuất các loại hương liệu, mỹ phẩm, các loại vật liệu hóa học
Các học phần giảng dạy: Công nghệ sản xuất cellulose và giấy, Hóa hương liệu mỹ phẩm, An toàn vệ sinh công nghiệp, điện hóa…
Thạc sỹ Nguyễn Thị Trung Chinh
Chức vụ: Giảng viên/Chủ tịch Công đoàn bộ phận Khoa CNHH-MT
Email: nttchinh@ute.udn.vn
Hướng nghiên cứu chính: Các loại vật liệu hóa học
Các học phần giảng dạy: Kỹ thuật PTN và An toàn hoá chất, Đồ án QT&TB, TN quá trình thiết bị, TN Hóa vô cơ, TN Hóa hữu cơ, TN Hóa phân tích…
Thạc sỹ Huỳnh Ngọc Bích
Chức vụ: Giảng viên
Email: hnbich@ute.udn.vn/hnbich88@yahoo.com.vn
Hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu chiết tách các loại hợp chất thiên nhiên.
Các học phần giảng dạy: Hóa đại cương, Hóa vô cơ, Hóa lý…
Thầy giáo dạy Hóa với đam mê nghiên cứu khoa học
TS. Võ Văn Quân, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng)
Th9
Các ngành đào tạo
Bộ môn Công nghệ Hóa học hiện nay được phân công quản lý và giảng